Mời khách và tới làm khách trong văn hóa ứng xử rất quan trọng. Bởi cách bạn tới làm khách sẽ thể hiện con người bạn. Thông thường khi tới làm khách để lịch sự, để cảm ơn sự tiếp đón của gia chủ thì người đi làm khách cũng cần chuẩn bị những món quà mang theo để tặng chủ nhân. Nhưng người xưa dặn nhớ đừng tặng 3 món quà này.

Đồ cũ đã dùng đừng mang tặng, kể cả chúng còn giá trị cao

Nhiều món đồ dù cũ nhưng có thể giá trị vẫn còn cao hơn hàng mới mua. Thế nhưng đồ đã dùng không nên tặng lại trừ khi giữa đôi bên có một cuộc trao đổi trực tiếp về món đồ đó. Việc mang đồ của mình đã dùng đến tặng khi làm khách sẽ gây hiểu lầm nghi ngại cho rằng bạn bố thí hoặc người kia chỉ đáng dùng lại đồ cũ của bạn. Vì thế món quà dù có giá trị cao nhưng không còn trang trọng. Điều đó theo phong thủy cũng mang lại vận xui rủi cho người được tặng và gây phản cảm. Từ đó có thể biến thân tình thành thù oán, chuốc lấy muộn phiền vào quan hệ, làm việc làm ăn sa sút, sự hợp tác đứt gẫy, tài lộc tiêu tán, danh tiếng tổn hại.

Những món quà khi mang đi tặng không phải cứ giá trị cao đã là tốt

Do đó tuyệt đối không dùng đồ cũ đi tặng. Nếu thân thiết thì chia sẻ với nhau, họ xin mà mình có thể cho thì cho chứ không tặng. Đồ tặng khi đến làm khách phải là đồ mới chưa qua dùng. Việc mang đồ đã dùng đi tặng có thể mang lại điềm xui xẻo tới gia đình họ, gây ra đại kỵ phong thủy cho họ, và cũng là đại kỵ cho chính bản thân mình, biến mình trở thành kẻ mang vận xui đến nhà người khác. Khi mình mang vận xui cho người khác thì mình cũng sẽ đến lúc bị trả giá, làm hao tổn tài lộc, không thể tốt lành.

Làm khách đừng tặng quà giá trị quá lớn sẽ gây khó nghĩ cho cả đôi

Một món quà trị giá quá lớn vượt qua khuôn khổ quà tặng sẽ không còn là quà nữa, nó sẽ nặng vấn đề vật chất. Món quà ý nghĩa là thể hiện sự kết giao quan tâm đôi bên vui vẻ, thân hòa với nhau hơn, tạo ra niềm vui và tình gắn kết lớn hơn. Nhưng nếu bạn mang món quà trị giá quá lớn sẽ gây nghi ngờ hoặc ngại ngần và cảm giác nợ nần. Chủ nhân có thể vì ngại giá trị cao ngại mang nợ mà từ chối khiến đôi bên khó nghĩ, hoặc nếu họ nhận họ có thể đặt nghi vấn vì sao tặng quà lớn, sẽ trả lại bằng cách nào. Món quà lớn thường sẽ ẩn chưa sự nhờ vả khó khăn về sau nên đối phương sẽ đề phòng. Thậm chí món quà trị giá lớn có thể gây phiền toái về pháp luật.

Hơn nữa món quà trị giá lớn sẽ tạo ra cảm giác nợ nần giữa đôi bên nên không còn là phúc nữa, không còn là vui nữa mà là gánh nặng. Tặng món quà lớn chỉ là trong trường hợp anh em cha mẹ con cái cho nhau, hoặc đi đút lót nhờ vả. Thế nên đừng nghĩ món quà trị giá cao sẽ được lòng người. Hãy chọn những món quà phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và hoàn cảnh làm khách. Còn nếu món quà biến thành trao đổi làm ăn hoặc lợi ích thì câu chuyện sẽ khác, lúc đó món đồ chỉ nhân danh món quà chứ không còn là quà nữa.

Quả lê, đồng hồ là những món đồ hay gặp nhưng bị kiêng vì cái tên gợi ý nghĩa không tốt

Những món đồ kiêng kỵ tặng vì ngầm chứa ý nghĩa xấu

Khi đi tặng quà thì người xưa thường khuyên tránh những món đồ có tính kiêng kỵ như những loại cây cảnh có độc tố, những cây cảnh nhiều gai nhọn, những món đồ có tên gọi hoặc ý nghĩa xấu. Đặc biệt người xưa nói mừng thọ không tặng đồng hồ, tặng tiệc cưới không tặng ô, khi thăm nhau không tặng lê. Đó là vì theo tiếng Hán thì đồng hồ tức “tống chung” (送 终) có nghĩa là đưa tiễn người chết, chữ “ô” (伞) nghĩa là phân tán, chữ “lê”(梨) có hàm ý là cắt, rạch, chia ly. Điều đó khiến cho món quà mang ý nghĩa xấu dẫn tới quan hệ đôi bên có điềm gở, mang lại xui rủi tới cho gia đinh họ, hủy hoại phong thủy tốt lành mà họ xây dựng.

Trong cuộc sống, cách bạn đi làm khách thể hiện trí thông minh cảm xúc, nhận thức ứng xử của bạn. Do đó hãy cẩn trọng trong lựa chọn quà tặng.

*Thông tin mang tính tham khảo